Tất cả chúng ta ai cũng mong muốn được người khác công nhận khả năng, trí tuệ và năng lực của bản thân. Tuy nhiên, trong môi trường công sở, không phải lúc nào thông minh lanh lợi quá mức cũng có thể khiến bạn gặp không ít rắc rối và cả thất bại. Đôi khi biết giả ngốc lại là nghệ thuật giao tiếp thông minh. Hãy cùng licham.com.vn tìm hiểu xem nghệ thuật giao tiếp này có tầm quan trọng như thế nào ở nơi công sở nhé!
Kẻ ngốc có thể là kể thông minh nhất
Càng đi làm lâu, va chạm nhiều ta mới thấy rằng đâu đâu cũng có những người tài giỏi, thông minh xuất chúng. Tuy nhiên, có một sự thật rằng những người thông minh chưa chắc đã là người có được thành công như họ mong đợi. Trong môi trường công sở, sự cạnh tranh là không thể tránh khỏi bởi nó thể hiện sự phát triển của một công ty. Người thông minh nhận không ít sự soi mói, cạnh tranh, công kích từ nhiều phía. Sau một hành trình dài, họ có thể sẽ nhận ra rằng những người ngốc nghếch hơn có khi đã có một vị trí tốt hơn trong xã hội, còn bản thân họ thì ngậm ngùi nuối tiếc.
Kẻ ngốc có thể là kể thông minh nhất
Mỗi người trong chúng ta đều có những tiêu chuẩn riêng khi nói về sự thông minh, tài giỏi. Bạn có thể giỏi trong mắt người này những với người khác bạn chưa thực sự là một ai để họ ngưỡng mộ. Đôi khi sự tôn trọng người khác dành cho bạn chỉ là bề nổi của vấn đề, bạn không thể biết được họ thực sự nghĩ gì về mình. Sẽ có lúc này lúc kia, lúc nào cần thể hiện sự thông minh và lúc nào nên che giấu một phần thực lực cũng là cả một nghệ thuật giao tiếp mà mỗi người trong chúng ta nên lưu ý.
Việc thể hiện ra bên ngoài quá nhiều để tất cả mọi người thấy bạn thông minh, tìa giỏi không chắc có thể mang đến cho bạn thành công mà còn có thể gây ra nhiều khó khăn, trở ngại đó. Bạn có thể sẽ tạo ra cho mình một vỏ bọc nào đó hay thậm chí trở thành đối tượng để người khác soi mói, trở thành cái gai trong mắt của nhiều người. Với nhiều người sếp, nhân viên tài giỏi thông minh đôi khi còn đồng nghĩa với khó quản, ngang ngược nữa đó
Nếu thông minh là thứ mà bạn “sở hữu” thì hãy biết cách tận dụng nó để bản thân trở nên tốt đẹp và mang lại nhiều lợi ích, cơ hội cho bản thân. Nếu bạn không biết cách thể hiện sự thông minh của bản thân một cách tinh tế, chừng mực, bạn có thể sẽ nhận lại nhiều hậu quả do chính mình tạo ra. Khoe khoang hay thái độ tự tin thái quá nơi công sở hoàn toàn không mang lại lợi ích nào cho bản thân.
Ngược lại, những người biết cách ứng xử thông minh, biết chừng mực thường nhận được nhiều sự quan tâm và có một sự nghiệp “thoải mái, dễ dàng” hơn. Bởi vì họ biết cách thu mình lại trong một môi trường nhiều cá tính, họ biết lúc nào nên phát huy sự thông minh của bản thân, lúc nào nên lắng nghe ý kiến và biết cách “giả ngốc” để hạn chế sự đố kỵ, soi mói từ những người xung quanh.
Sự hiện diện của bạn cùng với trí thông minh hơn người có thể là vũ khí uy hiếp người khác, nên họ sẽ luôn trong thế phòng thủ để sẵn sàng cạnh tranh lợi ích với bạn. Một khi bạn biết cách khiến cho vũ khí của mình tạm thời được “tàng hình” bạn sẽ có được những bước đi thông minh hơn để thực hiện những mục tiêu của bản thân trong công việc.
Người biết giả ngốc tất nhiên không phải kẻ ngốc thực sự
Nếu muốn phân biệt một người giả ngốc với kẻ ngốc thực sự về mặt biểu hiện quả thực không hề đơn giản. Vì hai kiểu người này có cách biểu hiện giống nhau. Họ có thể sẽ nhút nhát, dè dặt trong việc phát ngôn hay năng lực chưa có cơ hội được phát huy. Nếu muốn biết được ai là kẻ giả ngốc, ta cần phải quan sát quá trình của họ. Bời vì điểm khác biệt chính là những nước đi chậm nhưng vô cùng ổn định, vững trãi của họ trước mọi tình huống.
Trong môi trường công sở cạnh tranh khốc liệt, kẻ không có năng lực sớm sẽ bị đào thải, loại bỏ. Bởi họ luôn làm việc một cách qua loa, lúng túng và không mang lại hiệu quả công việc. Họ không tìm hiểu cặn kẽ vấn đề khi khó khăn xảy đến mà chỉ “sai đâu đánh đó”
Đừng tranh đấu với người thông minh thái quá
Thực tế là chốn công sở, người nào càng giỏi giang, nổi bật thường là người luôn nằm trong tầm ngắm của không ít người và thường xuyên bị ganh ghét. Bởi vậy mới nói biết thông minh chừng mực, đúng chỗ chính là một bí quyết giao tiếp của người thực sự thông minh.
Ứng xử, thể hiện bản thân một cách tế nhị, chừng mực.
Những kẻ thông minh thái quá thường có tính kiêu ngạo và thích chỉ tay năm ngón, thích ra lệnh mà không chịu tiếp thu ý kiến của bất cứ ai. Tuy nhiên, những người này lại có nỗi sợ bị đào thải, những đối tượng tỏ ra hơn bản thân mình, cho dù thực chất có thể không như họ nghĩ.
Thực tế có thể thấy, không ít bạn trẻ ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, va vấp nhưng vẫn luôn tỏ ra mình hơn người, thậm chí còn “lên lớp” với nhân viên lâu năm. Đây là cách ứng xử của những người chưa đủ thông minh, chưa đủ chín chắn. Vì vậy chính bản thân họ sẽ tự tách bản thân ra khỏi môi trường, tự rơi vào khó khăn và sớm muộn bị đào thải. Bởi vậy, thông minh một cách thái quá, mù quáng sẽ dẫn đến sai lầm, thất bại và còn nhận lại sự ganh ghét từ đồng nghiệp.
An toàn vẫn quan trọng hơn thắng lợi
Vậy đến đây bạn đã lý giải được tại sao những người “ngốc nghếch” lại có chỗ đứng vững trãi, ổn định hơn so với người tỏ ra thông minh, giỏi giang chưa? Môi trường công sở là một “chiến trường” cạnh tranh đầy khốc liệt, chúng ta không cần xem ai là người giỏi nhất mà cần xem ai là người có thể tồn tại lâu dài và vững vàng nhất.
Bởi vậy, ở chốn công sở, bạn phải biết lúc nào cần thể hiện, lúc nào thì nên thu mình lại để đảm bảo an toàn trong công việc. Phát triển sự nghiệp là một quá trình lâu dài, nó bắt buộc bạn phải tiến thủ khôn khéo để thăng tiến từng bước vững vàng chứ không phải hiếu thắng chỉ để tỏa sáng nhất thời. Vì thế, biết cách ứng xử, giao tiếp khôn khéo trong lời ăn tiếng nói là một nghệ thuật của sự thông minh.