Rất nhiều người trong chúng ta thường làm việc theo cảm tính mà không suy nghĩ tới việc xác định đâu là mục tiêu quan trọng hoặc đặt ra những mục tiêu ngắn hạn cho đích đến của mình. Điều này khiến thời gian tới đích của chúng bị kéo dài và vô định hơn. Hãy cùng licham.com.vn học cách xác định mục tiêu cuộc sống qua bài học về loài ốc sên dưới đây.
Bài học cuộc sống thú vị từ loài ốc sên.
Ninnian bình tĩnh bước lên sân khấu, hít thở thật sâu, sau đó cô mỉm cười cúi chào khán giả và bắt đầu câu chuyện của mình. “Hôm nay tôi muốn kể về một người bạn đặc biệt đã truyền cảm hứng cho tôi… Đó là những con ốc sên!”
Cả khán phòng bật cười thích thú vì họ chưa từng nghe đến ốc sên có thể truyền cảm hứng bao giờ. Mặc dù mỗi ngày có hàng nghìn câu chuyện truyền cảm hứng trên thế giới. Nhưng Ninnian - cô sinh viên trẻ đã giành chiến thắng trong cuộc thi Người hùng biện của năm (Midlands Speaker of The Year) vẫn tiếp tục câu chuyện của mình.
Ốc sên bò hàng giờ bằng con người đi 1 bước
Ốc sên là loài động vật di chuyển chậm chạp nhất thế giới. Chúng không có bất cứ một cái chân nào. Chúng chỉ biết tiến thẳng về phía trước theo một lộ trình mà chúng đã chắc chắn giống như một chiếc bản đồ hoặc định vị GPS. Bạn đã bao giờ thấy một con ốc sên nào do dự trên đường di chuyển chưa?
Tốc độ tối đa của một con ốc sên vườn là khoảng 50 yards (tương đương 45 mét) một giờ. Mặc dù không di chuyển nhanh nhưng chúng lại giữ tốc độ khá ổn định và luôn tiến thẳng về phía trước. Điều đặc biệt là trên đường di chuyển, ốc sên luôn tiết ra chất nhầy để đánh dấu quãng đường mà chúng đã đi, cũng như quãng đường cần phải quay lại để về điểm xuất phát.
Ốc sên đối phó thế nào khi bị tấn công?
Mới đây các nhà khoa học Nga và Nhật Bản đã nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng loài ốc sên có phản ứng rất độc đáo trước sự tấn công của kẻ thù. Chúng không rút cơ thể của mình vào lớp vỏ bảo vệ mà chúng đưa lớp vỏ qua lại như một cây gậy đến tấn công đối thủ đang tiến gần đến phía mình. Đây là cách phòng thủ đặc biệt của ốc sên mà chúng ta không biết. Việc chui thụt vào bên trong vỏ là hành vi phòng thủ thụ động thì sử dụng vỏ để tấn công kẻ thù lại là cách phòng thủ chủ động.
Với con người, chúng ta thường không có cho mình những kế hoạch cụ thể để phòng tránh những trường hợp khẩn cấp mà sẽ trở nên thụ động, chỉ khi khó khăn ập đến ta mới tìm cách tháo gỡ. Hơn nữa, con người chúng ta thường ngủ quên trên chiến thắng và ít khi quay đầu nhìn lại quá khứ. Quá khứ ở đây là những trải nghiệm, bài học và kinh nghiệm từng trải của mỗi người. Nhìn lại những gì ta đã trả qua sẽ giúp ta nhận định đúng vấn đề và rút kinh nghiệm cho bản thân trưởng thành và phát triển hơn.
Cũng giống như khi bạn đang lái xe, nếu chỉ chăm chăm tiến về phía trước mà không để ý phía sau thì chúng ta cũng sẽ không biết được có ai đang đuổi theo mình hay liệu bản thân có an toàn với những người đi sau hay không. Biết đâu người ta đang chuẩn bị đâm vào chúng ta thì sao? Nhìn cả trước và sau sẽ giúp con người luôn ở tư thế chủ động và tránh được những tình huống đáng tiếc nhất.
Con người thường xuyên rơi vào tình trạng do dự trước những quyết định của mình.
Tuy nhiên, con người cũng thường xuyên rơi vào tình trạng do dự trước những quyết định, lựa chọn của bản thân trước những ngã rẻ của tương lai. Không ai khác mà chính chúng ta cũng gặp rất nhiều người than thở rằng họ bất hạnh, chán nản với cuộc sống hoặc cảm thấy buồn chán và muốn buông xuôi mọi thứ, từ gia đình, sự nghiệp cho đến tình yêu. Chính những suy nghĩ này khiến con người dễ dàng từ bỏ mọi thứ mà họ đang có, thậm chí là những điều tồi tệ nhất. Đây là cảm xúc mà hầu hết chúng ta đều 1 lần trải qua trong đời. Đôi khi chúng ta lựa chọn buông xuôi tất cả khi khó khăn đến thay vì tìm cách đối diện và giải quyết nó. Chúng ta có xu hướng bỏ qua khó khăn, ngại đề cập đến nó vì luôn cảm thấy bản thân không thể vượt qua được.
Khi hỏi những người đó rằng họ thích gì thì suốt 15 phút trò chuyện với tôi họ sẽ kể về những thứ mà họ… không thích. Điều này cho thấy, rất ít người trong số chúng ta có thể xác định được một mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu. Chúng ta thường hành động tức khắc thay vì xem xét vấn đề rồi mới đưa ra hành động,
Tuy nhiên, chúng ta nên thừa nhận sự thật rằng không phải cứ xác định được mục tiêu cho bản thân là đã có thể dễ dàng thành công và đạt được nó ngay tức khắc. Nhưng việc biết bản thân cần làm gì, làm như thế nào và mong muốn gì đã có thể giúp chúng ta hoàn thành được 50% dự định, giúp con đường thành công trở nên rõ ràng, cụ thể hơn. Nếu có ý tưởng làm điều gì đó, hãy viết nó ra và lập cho mình một kế hoạch nho nhỏ với những điều cần làm rồi sắp xếp chúng theo trình tự hợp lý nhất có thể. Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ đầu tiên để chinh phục đích đến lớn hơn.