Giao tiếp là một trong những hoạt động quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người. Giao tiếp giỏi không chỉ giúp ta tạo dựng mối quan hệ mà còn mở ra cho bản thân nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, quá trình giao tiếp luôn phải đáp ứng được nhu cầu thông tin từ cả hai phía. Vì vậy, muốn giao tiếp giỏi, khéo léo thì cần phải có kỹ năng lắng nghe. Vậy lắng nghe thế nào là đúng để quá trình giao tiếp của chúng ta đạt hiệu quả nhất?
Hôm nay, hãy cùng licham.com.vn tìm hiểu rõ hơn về kỹ năng lắng nghe trong quá trình giao tiếp hàng ngày nhé!
1. Chăm chú lắng nghe một cách cẩn thận trong quá trình giao tiếp
Muốn cuộc hội thoại diễn ra một cách tự nhiên, muốn thông tin của hai bên khi được đưa ra được tiếp thu đầy đủ chúng ta cần chăm chú lắng nghe từ đối phương. Rất nhiều người trong số chúng ta có thói quen vội vàng đưa ra phản biện khi người khác chưa kịp kết thúc câu chuyện hoặc nói chen ngang câu chuyện của người khác. Đây là thói quen rất mất lịch sự trong giao tiếp có thể khiến đối phương cảm giác không được tôn trọng.
Lắng nghe một cách chăm chú khi đối phương đang nói.
Quá trình lắng nghe cần đảm bảo diễn ra một cách tập trung vì nếu chúng bị ngắt quãng hoặc chen ngang, các thông tin có thể bị hiểu sai dẫn đến những hiểu lầm trong ý tứ của người nói. Vì thế, bạn cần lắng nghe một cách cẩn thận những gì đối phương nói sẽ giúp bạn có được đầy đủ thông tin của cuộc trò chuyện và còn cho thấy sự quan tâm và tôn trọng của bạn dành cho đối phương.
2. Kiên nhẫn lắng nghe
Trong một cuộc trò chuyện hoặc tranh luận, các thông tin đối phương đưa ra có thể sai hoặc trái với ý kiến của chúng ta. Tuy nhiên, trong nghệ thuật giao tiếp, để có thể lắng nghe hiệu quả bạn cần phải có sự kiên nhẫn để tiếp thu các thông tin hoặc nếu nội dung câu chuyện nhàm chán, bạn vẫn cần thể hiện sự tôn trọng của mình với đối phương. Sau khi đối phương đưa ra hết quan điểm, bạn có thể bắt đầu nói ra những ý kiến, quan điểm của bạn thân. Trong thời gian kiên nhẫn lắng nghe, bạn vừa có thể tiếp thu đầy đủ thông tin vừa có thời gian để suy nghĩ và đưa ra lời phản biện của bản thân. Cho dù cuộc nói chuyện có nhàm chán đến mẫy, bạn vẫn nên bộc lộ một chút thái độ tích cực để đối phương không cảm thấy cô độc. Đây chũng chính là bí quyết để chúng ta có thể giữ được những mối quan hệ của bản thân.
3. Hãy cho đối phương thấy bạn quan tâm tới câu chuyện của họ
Trong khi giao tiếp, cho dù câu chuyện có nhàm chán đến mấy bạn cũng không nên tỏ thái độ mệt mỏi, xao nhãng hay làm việc riêng, mất tập trung khi người khác đang nói. Bạn nên lắng nghe và có thể tế nhị “lái” câu chuyện sang một chủ đề thú vị hơn mà cả hai đều quan tâm đến. Ngoài ra, khi giao tiếp bạn cũng nên thể hiện thái độ chăm chú, gật đầu hoặc tiếp nối câu chuyện bằng các câu như: thì ra là vậy, rồi sao nữa,... Sự quan tâm của bạn đến câu chuyện sẽ khiến đối phương vui vẻ chia sẻ và không cảm thấy lạc lõng trong chính cuộc hội thoại của cả hai.
4. Phản hồi lại sau khi lắng nghe
Đừng chỉ ngồi yên lắng nghe không thôi, bạn cần phải hồi lại câu chuyện sau khi đối phương kết thúc. Bạn có thể hỏi thêm một vài câu hỏi sâu hơn để họ nói ra những vấn đề đang gặp phải hoặc đưa ra vài lời khuyên cho họ. Việc này sẽ giúp cuộc trò chuyện của cả hai được sâu sắc hơn khi bạn cho họ thấy bạn thực sự quan tâm và lắng nghe một cách cẩn thận, chân thành như thế nào.
5. Tuyệt đối không ngang khi người khác đang nói
Một điều tối kỵ trong giao tiếp, đó là cắt ngang lúc người khác đang nói. Hành động này được cho là không lịch sự và dễ gây phản cảm cho người khác. Hãy thử tượng tượng khi bạn đang say sưa kể lại câu chuyện của mình thì một người bạn cắt ngang bằng những thông tin không liên quan hoặc nói rằng họ đã nghe câu chuyện đó rồi. Chắc chắn bạn sẽ rất mất hứng và bực bội khi bị người khác “nhảy vào mồm” đúng không nào? Vì vậy, đừng chen ngang câu chuyện của người khác vì họ sẽ nghĩ rằng bạn không tôn trọng họ.
Đừng chen ngang khi đối phương chưa kết thúc câu chuyện.
6. Tôn trọng ý kiến của người khác
Trong quá trình giao tiếp cần cho thấy sự tôn trọng nhất định từ cả hai phía. Sự tôn trọng có thể được thể hiện qua lời nói, hành vi, cách ứng xử hoặc qua ánh mắt của người đối diện dành cho bạn. Ngoài ra, chúng ta cũng cần tôn trọng ý kiến của đối phương, cần lắng nghe và đánh giá chúng một cách khách quan nhất. Tuyệt đối không nên vội vàng kết luận ý kiến của họ là sai hoặc cố ý chê bai, đả kích quan điểm của họ. Vì như vậy sẽ khiến cho họ cảm thấy không thoải mái và có ác cảm với bạn. Do đó, trước khi đưa ra bất kỳ nhận định gì, bạn cần phải cân nhắc, suy nghĩ cẩn thận những gì mình đã nghe được.
Trên đây là 6 lưu ý giúp quá trình lắng nghe trong giao tiếp diễn ra một cách hiệu quả nhất. licham.com.vn chúc bạn thành công trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp để ngày càng mở rộng thêm các mối quan hệ cũng như gặt hái nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.