Sống trên đời ai ai cũng phải trải qua những khó khăn, gian khổ và cũng không phải cuộc đời ai cũng toàn là bất hạnh. Con người phải nhớ rằng có trải qua những ngày khổ đau ta mới đến được những ngày tươi sáng. Khổ vui cũng do tâm mà ra và cũng do tâm diệt.
Đức Phật có 3 Pháp cú:
“Vui thay chúng ta sống, không tham giữa cuộc đời đầy tham.
Vui thay chúng ta sống, không sân giữa cuộc đời đầy sân.
Vui thay chúng ta sống, không mê lầm giữa cuộc đời mê lầm.”
Có thể thấy, ngài đề cập đến cái “tha, sân, mê lầm” ở đây là những cặm bẫy, những hờn ghen, ích kỷ trong cuộc đời mỗi con người mà ai cũng sẽ gặp phải. Nhưng biết cách tránh né hay không là phụ thuộc vào bản lĩnh mỗi con người. Qua 3 câu thơ, Ngài căn dặn con người sống phải biết loại bỏ những thú vui vô ích, những tính xấu trong đời để sống một cuộc đời thanh thản, an nhiên. Cuộc đời con người có biết bao điều khổ, chuyện tiền bạc, tình cảm, làm ăn, đố kỵ, ân oán… chúng khiến con người sống trong ưu tư, muộn phiền và lo lắng. Đức Phật dạy con người về những thứ khổ đau mà ta trải qua và ngài cũng dạy ta cách tiêu diệt chúng. Chỉ có như vậy trong tâm ta mới nhẹ nhàng, thoải mái và bớt đi những buồn phiền trong người.
Phật dạy con người cách vượt qua khổ đau
Đức Phật chỉ ra một nghịch lý: Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người ta được tận hưởng những điều tốt đẹp nhất, từ cuộc sống hòa bình, cơm ăn đủ no, áo đủ mặc, được học tập, được rèn luyện, đời sống tinh thần được nâng cao, khoa học kỹ thuật phát triển, máy móc thay thế con người… nhưng sâu trong tâm can, ta vẫn thấy bứt rứt, khó chịu. Tất cả là vì nhu cầu của con người ngày càng tăng, họ ngày một trở nên tham lam, ích kỷ mà không biết nghĩ đến người khác. Bên cạnh đó, dù cuộc sống có no đủ đến nhường nào thì con người vẫn đã và đang vật lộn với những thảm họa do chính mình tạo ra: ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, chiến tranh, thiên tai, lũ lụt…và chính chúng ta sẽ là nạn nhân hứng chịu hậu quả đó. Vậy thì, hãy bắt đầu giải quyết các thắc mắc cho nỗi thống khổ của con người theo những điều Đức Phật căn dạy:
1. Phật dạy: Người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp
Chủ nhân ở đây là chủ thể chủ động tạo ra nghiệp, còn thừ tự là bị động hứng chịu những cái nghiệp đã tạo ra. Như vậy, con người chính là đối tượng tạo ra đau khổ từ hành vi của bản thân rồi chính con người sẽ chịu trách nhiệm về hành vi đó. Những gì ta nhận được hôm nay chính là hậu quả mà ta đã tạo ra. Vậy nên muốn sống cuộc đời sung sướng, an lạc phải biết hướng thiện, sống tốt, làm điều hay cho xã hội.
Người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp.
2. Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp
Trên đời có 3 loại nghiệp là: Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Nghiệp ở đây không hoàn toàn có ý là điều ác mà nghiệp có nghiệp tốt, nghiệp xấu, lành hay dữ, thiện hay ác. Nên nhớ rằng con người tại nghiệp nào thì sẽ nhận lại nghiệp đó. Làm điều tốt thì thì gặp điều tốt, làm điều xấu thì vận xui sẽ sớm ập đến.
Trong đó 3 loại nghiệp, Đức Phật cho ý nghiệp là yếu tố quan trọng nhất. Nài nói: “Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo tác. Nếu người ta nói năng hay hành động với tâm ý ô nhiễm thì đau khổ sẽ kéo theo sau, giống như chiếc xe lăn theo vết chân con bò kéo. Nếu với ý trong sạch mà nói năng hay hành động thì an lạc sẽ bước theo sau, giống như bóng không rời hình.” Mọi điều thiệc ác đều xuất phát từ trong tâm con người. Trong đầu nghĩ điều ác thì tay sẽ làm điều ác, còn nghĩ tới cái đẹp, cái tốt thì sẽ hướng thiện để giúp đỡ con người.
3. Con người sống tham lam, sân si cuộc đời sẽ gặp đau khổ
Trước tiên ta phải hiểu định nghĩa của “tham, sân si” là gì theo quan điểm phật giáo. Tham là biểu hiện tâm lý con người khi mong muốn chiếm đoạt, sở hữu và khao khát nắm giữ. Sân phát sinh khi con người thể hiện sự bất mãn, đó kỵ khi không đạt được mong ước trong cuộc sống gây ra ghen ghét. Si là hiện tượng tâm lý thể hiện sự u mê, không rành mạch, sáng suốt của con người dẫn đến không phân biệt được thật giả, đúng sai. Khi 3 thái độ sống này ăn sâu vào bên trong tâm trí con người, thì xuất phát từ suy nghĩ con người đã nghĩ điều xấu rồi hành xử thô lỗ, cọc cằn tự gây nghiệp cho mình cuối cùng dẫn đến khổ đau.
4. Vô tham, vô sân, vô si cho con người cuộc đời an lạc
Đức Phật luôn hướng con người đến nếp sống văn hóa, thoát khỏi sự tham lam, sân si để sống cuộc đời thảnh thơi, vui vẻ cho chính mình và những người xung quanh. Con người phải biết phân biệt đúng sai, hành xử đúng đắn, ngay thẳng, nỗ lực ly tham, ly sân, ly si để trong tâm nhẹ nhõm, trong đầu khỏi lo nghĩ những điều xấu xa, để tay không phải làm điều tồi tệ. Hãy nhớ lời răn dạy của các bậc Đạo sư: “Vui thay chúng ta sống, không tham giữa cuộc đời đầy tham;Vui thay chúng ta sống, không sân giữa cuộc đời đầy sân;Vui thay chúng ta sống, không chấp giữa cuộc đời đầy tranh chấp.”
Vô tham, vô sân, vô si cho con người cuộc đời an lạc.
Muốn thấu hiểu những điều Đức Phật răn dạy, con người sẽ chiêm nghiệm ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Bởi chỉ có thấm nhuần và thực hành những lời Đức Phật dạy, con người ta mới chế ngự được lòng tham, sự sân si của bản thân. Hãy nhớ rằng, trên cõi đời, không ai làm điều xấu mà sống an lạc, hạnh phúc cả. Mỗi lời nói, hành động của bản thên trước khi nói ra phải suy nghĩ kỹ lướng để không làm điều sai trái, tự tạo quả báo cho bản thân. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, theo dõi bài viết Những điều Đức Phật dạy phải ghi nhớ về khổ đau và hạnh phúc. Để tìm đọc nhiều bài học giáo lý ý nghĩa khác, bạn đọc vui lòng truy cập chuyên đề: Thư viện tổng hợp.