Trong một gia đình, dù là vợ hay chồng, mỗi người đều có những trách nhiệm và bổn phận của riêng mình để làm tròn nghĩa vụ của một người vợ, một người chồng. Trong đó, người phụ nữ chính là người giữ lửa cho một gia đình, góp phần quan trọng trong việc xây dựng một mái ấm hạnh phúc.
1. Đức Phật không gò bó trách nhiệm của người phụ nữ chỉ trong gia đình.
Thông thường người phụ nữ trong gia đình đảm nhiệm những công việc liên quan đến sắp xếp, tổ chức việc làm, các công việc nấu nướng sao cho chu đáo và ngăn nắp nhất. Không ít người quan niệm phụ nữ phải hết mực chăm bẵm, nuôi nấng con cái, dọn dẹp nhà cửa, chăm chút cho các bừa ăn. Đó là những quan điểm đã lỗi thời và cũ kĩ. Đức Phật không gò bó người phụ nữ trong gia đình phải làm những công việc nội trợ, ngài tôn trọng sự tự quyết, tự do và quyền hạn của những người phụ nữ. Bởi xã hội ngày phát triển, vai trò của phụ nữ không chỉ gắn với gia đình mà còn cả xã hộ. Đức Phật luôn công nhận và đánh giá cao tài năng cũng như trí tuệ của người phụ nữ cũng như đàn ông.
Người phụ nữ có vai trò quan trọng trong xây dựng gia đình.
2. Ngài nhìn nhận và đánh giá người vợ thông qua cách họ làm chứ không phải những gì họ phải làm.
Trong gia đình và cả ngoài xã hội, mỗi người phụ nữ lại có tài năng trong những lĩnh vực nhất định. Có người giỏi nấu nướng, dọn dẹp, người giỏi kinh doanh, buôn bán, người lại đam mê nghệ thuật, ca hát. Dù là việc gì đi chăng nữa, Đức Phật vẫn luôn khuyến khích phụ nữ tự do lựa chọn những điều mình thích nhưng ngài khuyên họ phải hết mình với công việc và làm cho tốt.
3. Người vợ phải biết cách giải quyết các mối quan hệ và mâu thuẫn trong gia đình.
Ở bên trong người phụ nữ, luôn ẩn chứa dự nhanh nhẹn, dịu dàng trong việc xoa dịu nỗi đau và gắn kết các mối quan hệ. Bởi người phụ nữ giống như chiếc bếp lửa để sưởi ấm không khí và tình cảm mỗi thành viên trong gia đình. Trước đây khi công việc xã hội được phần lớn nam giới đảm nhiệm, người vợ có một phần nhiệm vụ trong việc giao tiếp, phát triển các mối quan hệ của chồng hay góp phần gắn kết tình cảm trong gia đình, dòng họ. Hiện nay, người phụ nữ ngày càng khẳng định được sự khéo léo và tinh tế trong giao tiếp của mình cả ngoài xã hội và trong gia đình. Đức Phật nhận thấy những người vợ có sự khéo léo, nhanh nhạy hơn trong việc giải quyết các vấn đề trong gia đình, hay góp phần duy trì các mối liên kết thay chồng.
Cuộc sống gia đình không thể tránh khỏi cãi vã, mâu thuẫn xảy ra. Lúc này, cả vợ và chồng đều phải có sự nhường nhìn, bao dung để xử lý vẫn đề một cách nhanh gọn và tốt đẹp nhất. Chỉ như vậy cuộc sống gia đình mới vui vẻ, đầm ấm.
4. Sự chung thủy của người vợ.
Sự thủy chung, son sắc của người vợ.
Cuộc sống gia đình sẽ luôn luôn hòa thuận, êm ấm khi cả 2 ý thức được bổn phận và tình cảm của mình đối với đối phương. Giống như người chồng, người phụ nữ cùng cần phải có tấm lòng chung thủy, sắc son, tránh những mối quan hệ bên ngoài làm ảnh hưởng đến đời sống gia đình. Hơn hết, Đức Phật dạy, giữa vợ và chồng phải có sự tôn trọng và làm tròn bổn phận trong gia đình. Không chỉ một, mà cả 2 vợ chồng đều phải có sự chung thủy với đối phương và không ngừng vun đắp cho gia đình.
5. Biết cách bảo vệ tài sản chung.
Xã hội ngoài kia có biết bao điều lôi cuốn người đàn ông vào vòng xoáy từ nợ nần, cờ bạc, rượu chè đến những mối quan hệ không chính đáng khác. Người phụ nữ còn có nhiệm vụ bảo vệ và gin giữ tài sản chung, tránh làm tiêu hoang mất mát của cải đề đời sống gia đình không gặp khó khăn. Tuy nhiên, phụ nữ cũng nên biết tránh xa những cặm bẫy đó, không gian dối trong vấn đề tài chính, làm mất mát tài sản chung của vợ chồng. Người vợ cũng không được có tính ích kỷ, tham lam lấy tài sản chung làm việc riêng mà không có sự nhất quán giữa 2 bên. Hơn nữa, người vợ cần biết cách tinh toán cẩn thận trong việc chi tiêu, tiết kiệm để không làm phung phí tiền bạc của cải. Giữa vợ chồng phải có sự tin tưởng lẫn nhau trong việc gìn giữ tiền bạc tránh sinh nghi ngờ bên trong.
6. Người vợ cần có sự khéo léo, thông minh.
Người vợ cần có sự thông minh trong cách đối nhân xử thế, trong chi tiêu tài chính, dạy bảo con cái. Họ cần phát huy những điểm mạnh, những năng lực của bản thân để trở thành người vợ, người mẹ hoàn hảo, đáng tin cậy,
7. Người vợ cũng chính là người bạn thân thiết của chồng, là chợ thủ đồng hành cùng chồng trên mọi chặng đường.
Bên cạnh nghĩ vụ làm người mẹ hiền, người phụ nữ còn là những người bạn tri kỷ sát cánh bên chồng những lúc vui, lúc buồn. Cùng chồng chia sẻ những khó khăn và cùng san sẻ những niềm vui trong cuộc sống. Hơn nữa, người vợ cũng chính là người cố vấn đắc lực. Họ góp ý và giúp đỡ chồng trong việc kinh doanh, buôn bán, phát triển sự nghiệp. Ngược lại, người chồng cần biết tôn trọng ý kiến của vợ, không được phép coi vợ là những người phục tùng của mình. Giữa hai bên phải có sự tôn trọng lẫn nhau sẽ góp phần xây dựng một mái ấm hạnh phúc.
Cuối cùng, hạnh phúc của gia đình phải bắt nguồn từ sự tôn trọng và bình đẳng đến từ cả vợ và chống. Trong đó, người vợ có những nhiệm vụ và bổn phận đặc biết góp phần xây dựng tổ ấm ngày một khăng khít, ấm êm. Mọi hành động, lời nói nếu xuất phát từ trái tim và sự thấu hiểu sẽ đem lại cuộc sống gia đình ngày một vui vẻ, đầm ấm. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết Nghe lời Phật dạy để trở thành những người vợ tốt. Truy cập vào chuyên mục: Thư viện để tìm đọc những bài học đạo đức và giáo lý Đức Phật hay nhất.